Google Analytics 4 (GA4): công cụ theo dõi hành vi người dùng trên Website TMĐT (Ecommerce)

tháng 9 18, 2021

Khi nhắc đến công cụ để theo dõi hành vi của người dùng trên Website, các bạn dù mới hay làm lâu năm  chắc cũng không xa lạ gì với công cụ Analytics của Google

    Để mình đưa ra số liệu cho bạn thấy Analytics phổ biến như nào nhé: Vào tháng 08 năm 2013, Google Analytics đã được 66,2% trên 10.000 trang Web phổ biến nhất sử dụng, và đang giữ vị trí Top 1 công cụ phân tích Website được dùng nhiều nhất. (Nguồn: Builtwith.com). Con số này đến nay tiếp tục tăng trong bối cảnh số hóa ở Việt Nam và làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển chóng mặt mỗi ngày. Mọi lĩnh vực đều có xu hướng đưa lên Online nên việc có Website đang là vấn đề cấp thiết.

    Analytic có nhiều ưu điểm, có thể kể đến một vài cái nổi trội trong số đó như: theo dõi được người dùng theo thời gian thực, biết được nguồn khách hàng truy cập đến từ đâu, dùng thiết bị gì, ... và quan trọng hơn cả là Miễn phí.

    Hãy cùng mình đi tìm hiểu sâu hơn về công cụ Analytics trong bài viết này, cũng như sẽ dùng công cụ Analytics để theo dõi hành vi người dùng trên Website Thương mại điện tử.

    Nếu bạn chưa có Website thì có thể xem lại bài viết hướng dẫn tạo Website thương mại điện tử ở đây: Website Wordpress dùng nền tảng Pantheon

    Giới thiệu về GA4:

    Analytics hay viết đầy đủ hơn là Universal Analytics (UA), là công cụ theo dõi hành vi người dùng trên Website nổi tiếng và thuộc hệ sinh thái của Google. 

    Từ ngày 14.10.2020, Analytics ra mắt một phiên bản mới và đặt tên là Google Analytics 4 (GA4). GA4 có thêm nhiều tính năng mới và có giao diện hiển thị người dùng khác biệt. Hai phiên bản mới và cũ tồn tại song song với nhau thành 2 phiên bản riêng biệt. Trong bài viết này mình sẽ đi sâu nói về phiên bản mới là GA4 và áp dụng nó trong việc đo lường hành vi người dùng trên Website Thương mại điện tử dùng Wordpress bạn đã tạo ở phần trước nhé.

    Giao diện Google Analytics khi bạn vào trang Web: http://analytics.google.com/ mà chưa cài đặt thì sẽ ra màn hình chào mừng như sau:

    Khác biệt chính trên GA4 so với Analytics cũ: 

    Cách thức lấy dữ liệu của phiên bản mới khác biệt với phiên bản cũ mà bạn cần quan tâm đó là:

    • GA4 đo lường hành vi người dùng theo một khái niệm gọi là Sự kiện. Bất cứ hành vi tương tác nào của người dùng trên Website đều được GA4 thu thập lại dưới dạng Sự kiện
    Ví dụ một số sự kiện cơ bản trong GA4: Page_view (Xem trang) ; Scroll (cuộn chuột) ; Click (Nhấp chuột vào vị trí bất kỳ) ; ....

    • Sự kiện thể hiện sự khác biệt chính về mô hình dữ liệu ở phiên bản GA4 mới so với phiên bản UA cũ. Ở phiên bản mới, sự kiện không được phân loại theo Danh mục, Hành độngNhãn như phiên bản cũ. 

    Hiểu đơn giản, Sự kiện trên GA4 đơn thuần là ghi nhận lại hành động của khách hàng trên Website mà thôi. 

    Sự kiện trên Website được GA4 chia thành 4 loại chính sau đây:

    • Sự kiện được thu thập tự động: là các sự kiện mặc định được cài đặt khi bạn cài đặt GA4 lên Website, có thể kể đến một số sự kiện cơ bản như sau: Page_view (Xem trang) ; Video_Start (Bắt đầu xem Video) ; Video_complete (Kết thúc Video) ; .... 
    Bạn có thể xem chi tiết các Sự kiện được thu thập tự động: Tại đây

    • Sự kiện đo lường nâng cao: cho phép đo lường được các hành vi tương tác của khách hàng khi vào Website, giúp chủ Doanh nghiệp biết được nội dung nào trên Website thu hút và giữ chân người dùng nhiều nhất. 

    6 sự kiện đo lường nâng cao được mặc định thiết lập trong GA4. Bạn có thể tắt tính năng đo lường nâng cao này bằng cách gạt nút ở lựa chọn Enhanced Mesurement khi cài đặt GA4

    Bạn có thể xem thêm chi tiết Sự kiện đo lường nâng cao: Tại đây

    • Sự kiện được đề xuất: là các sự kiện tiêu chuẩn được Google đề xuất để theo dõi hành vi của khách hàng và được áp dụng cho mỗi ngành nghề cụ thể. Trong bài viết này mình chỉ tập trung vào một ngành cụ thể đó là: Bán lẻ/Thương mại điện tử (TMĐT) . 
    Sự kiện được đề xuất ở đây cho ngành TMĐT là: Sign Up (Đăng ký thành viên) ; Login (Đăng nhập) ; Purchase (mua hàng) ; Search (Tìm kiếm) ; ... Bạn có thể xem thêm các Sự kiện được đề xuất Tại đây

    • Sự kiện tùy chỉnh: là các sự kiện bạn tùy ý cài đặt và triển khai. Sự kiện tùy chỉnh là phần nâng cao của Sự kiện được đề xuất nên theo mình Website Thương mại điện tử chỉ dừng lại ở Sự kiện được đề xuất, không dùng nhiều đến phần tùy chỉnh này. 

    Vì các sự kiện được tùy ý cài đặt nên bạn phải tuân theo một số quy định của GA4. Quy định được nêu rất cụ thể và chi tiết Tại đây

    Thông số sự kiện đối với Thương mại điện tử trong GA4

    Dưới đây là các Thông số của sự kiện trong GA4 bao gồm: Tên sự kiện (lấy đúng tên khi thiết lập theo dõi trong GA4) ; Diễn giải  Thông số (màu đỏ và in đậm là bắt buộc) được đề xuất cho lĩnh vực Bán lẻ/Thương mại điện tử giúp bạn có thể thiết lập theo dõi toàn bộ hành vi cụ thể của khách hàng trên Website:

    Nếu Doanh nghiệp của bạn hoạt động lâu, có nhãn hàng và phân chia thành nhiều Danh mục (hay Nhóm Sản phẩm) cụ thể thì có thể theo dõi nâng cao hơn với GA4 bằng cách thiết lập các thông số sau đây:

    Khác biệt về thuộc tính cho lĩnh vực TMĐT ở phiên bản GA4 (mới) so với UA (cũ):

    Đây là điểm khác biệt về thuộc tính khi theo dõi Website Thương mại điện tử ở phiên bản GA4 mới so với phiên bản cũ, đa phần chỉ khác nhau về tên gọi. Bạn có thể xem qua để biết thêm, và cũng nên nâng cấp lên phiên bản GA4 để theo dõi Website được dễ dàng và đầy đủ hơn nhé:

    * Tên sự kiện mới hoặc thay đổi tên từ UA.
    **Thông tin chi tiết khác biệt về Sản phẩm giữa GA4 và UA được thể hiện qua hình sau:

    Kết luận

    Ở bài viết này, mình đã giới thiệu sơ qua cho bạn về công cụ theo dõi Website phổ biến đó là Google Analytics 4, công cụ có phiên bản mới nhất với nhiều tính năng theo dõi Website Thương mại điện tử mạnh mẽ.

    Bạn cứ từ từ xem qua để hiểu rõ hơn về các sự kiện mình sẽ thiết lập theo dõi thông qua GA4 nhé. Quan trọng ở GA4 là thiết lập sự kiện để theo dõi mà thôi.

    Ở bài viết sau mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước để thiết lập gắn mã theo dõi GA4 này lên Website để theo dõi.

    Sau cùng mình chia sẻ cho bạn File Báo cáo thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam vào Quý 1.2020 để xem thêm về Quy mô thị trường nhé. 

    Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết tiếp theo.

    You Might Also Like

    0 comments

    Liên hệ

    Minhduy.blog là trang Blog cá nhân chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong mảng Digital Marketing cho mọi người. Mình yêu thích và có gần 10 năm kinh nghiệm trong mảng này. Rất mong có thể kết nối và hỗ trợ các bạn gần xa.
    : 0943 127 275
    : minhduybk09@gmail.com
    : Quận GÒ VẤP, Thành Phố Hồ Chí Minh

    Theo dõi trên Facebook