Mạng tìm kiếm và mạng hiển thị trên Online Marketing

tháng 3 11, 2022

Khi nói đến quảng cáo trên các kênh Online, có hai thuật ngữ mà bạn thường sẽ gặp phải đó là trên Mạng tìm kiếmMạng hiển thị. Hai thuật ngữ này không chỉ mới xuất hiện gần đây trên Online Marketing mà đã có từ trước đó rồi. 

Vậy hai cái này có gì đặc biệt, khác nhau như thế nào, khi nào nên sử dụng, dấu hiệu gì để nhận biết, .... Hãy cũng mình đi phân tích chi tiết thông qua bài viết này nhé.

    Tìm kiếm chủ động và hiển thị bị động.

    Trước tiên chúng ta hãy đi qua và làm rõ khái niệm Tìm kiếm chủ độngHiển thị bị động là như nào trước nhé.

    Tìm kiếm chủ động là người dùng có nhu cầu và gõ trực tiếp (thông qua từ khoá) vào bộ máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin. Các bộ máy tìm kiếm sẽ có Bot lấy thông tin và hiển thị ra cho người dùng. Có nhiều nền tảng tìm kiếm nhưng phổ biến nhất ở Việt Nam  là nền tảng Google, ngoài ra còn có một số nền tảng tìm kiếm khác (ít phổ biến hơn) như Bing, Yahoo, Cốc Cốc, ...

    Trên nền tảng Google có 2 thứ bạn cần phân biệt rõ đó: là chạy quảng cáo trên nền tảng Google (có chữ Ad hay Quảng cáo) và lên Top tự nhiên (hiển thị bình thường chỉ gồm có đường Link và Tiêu đề)

    Sau đây mình sẽ nói một vài ưu điểm và nhược điểm của tìm kiếm chủ động:

    Ưu điểm:

    • Tiếp cận đúng người có nhu cầu.
    • Hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm
    Nhược điểm:
    • Chi phí để quảng cáo hiển thị: Cao
    • Tiếp cận được số ít người (có nhu cầu)
    • Mức độ cạnh tranh với người bán khác cao

    Hiển thị bị động tức là quảng cáo được hiển thị đến người xem một cách bị động. Các nền tảng hiển thị (ví dụ như các nền tảng Mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Tiktok, ....) sẽ có AI (trí tuệ nhân tạo) để biết người dùng đang quan tâm về chủ đề gì để hiển thị quảng cáo cho phù hợp. 

    Mình sẽ lấy ví dụ ở mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay đó là Facebook, quảng cáo sẽ được nền tảng này hiển thị theo ngữ cảnh, tức là mình vừa tìm kiếm sản phẩm thời trang trên một trang nào đó, chẳng hạn như Shopee, thì quay trở lại Facebook đã thấy quảng cáo lĩnh vực đó xuất hiện rồi. Bạn thấy có quen và từng gặp trường hợp này chưa? Rất trùng hợp mà nếu bạn không biết nhiều về công nghệ thì bạn sẽ nghĩ Facebook đang nghe lén hay có hành động nào đó không trong sáng. Tuy nhiên, các bạn đang hiểu nhầm Facebook rồi, lý do mà Facebook hiểu người dùng đến vậy là do Facebook thu thập rất nhiều Data (dữ liệu) của bạn, sau đó họ đã sắp xếp dữ liệu (Data) đó và hiển thị quảng cáo đúng thời điểm mà thôi.

    Ưu điểm của Hiển thị bị động:

    • Tiếp cận được phần lớn người dùng.
    • Giá để quảng cáo hiển thị thường rẻ.
    • Có AI để ghi nhận nhu cầu người dùng nên nhiều lúc hiển thị đúng thời điểm.
    • Dùng cho mục đích Branding (Thương hiệu) hay giới thiệu Sản phẩm mới.

    Nhược điểm:

    • Hiển thị bị động nên mặc dù có AI nhưng khả năng mua hàng của người dùng thường sẽ không cao.

    Mạng tìm kiếm là gì?

    Mạng tìm kiếm là đang nói đến tất cả những thông tin có trong nền tảng tìm kiếm cũng như là cách tính phí, mạng tìm kiếm sẽ tính phí theo CPC (Cost Per Click): tính phí cho mỗi nhấp chuột vào quảng cáo.

    Tuy nhiên không phải bất cứ cái gì thuộc Google (nền tảng mạng tìm kiếm phổ biến) cũng đều nằm trong mạng tìm kiếm. Mình sẽ lấy cho bạn 2 Ví dụ sau để bạn hiểu rõ hơn nhé.

    Ví dụ 1: bạn chạy GDN (Google Display Network) và trên Site báo Vnexpress.net thì vẫn được tính là trên mạng tìm kiếm, vì khi khách hàng nhấp vào quảng cáo thì mới phải tính tiền.


    Ví dụ 2: bạn truy cập Youtube để xem Clip, đang xem thì hiển thị quảng cáo và không thể bỏ qua (Non Skipable) và phải xem hết 15s. Đây là dạng quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua của Youtube và được tính phí theo CPM mục tiêu, tức là tính phí theo 1.000 lần hiển thị quảng cáo. Do vậy đây là phần nhỏ nằm trong Google mà không nằm trong mạng tìm kiếm.

    Mạng hiển thị là gì?

    Trái với mạng tìm kiếm tính tiền theo CPC. Mạng hiển thị thì đặc điểm nhận dạng dễ nhất là cách tính phí, mạng hiển thị tính phí theo CPM (Cost Per Mille): chi phí trên mỗi 1.000 lần hiển thị. Ngoài ra, còn một cách nữa đó là Phương tiện truyền thông lúc này sẽ là Hình ảnh hay Video.

    Mạng hiển thị thường được sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam hiện nay như: Facebook, Zalo, Tiktok, Twitter, ...

    Trường hợp nào nên sử dụng:

    Từ 2 định nghĩa trên có lẽ bạn đã hiểu được khi nào nên dùng mạng tìm kiếm và mạng hiển thị. Sẵn trong bài viết này, mình cũng sẽ cập nhật chốt lại luôn cho bạn dễ theo dõi nhé.

    Mạng hiển thị: thường dùng cho mục đích giới thiệu sản phẩm hay thương hiệu đến với nhiều người hơn. Tất nhiên mạng hiển thị cũng có mục tiêu hướng đến Doanh số là Chuyển đổi nhưng đa phần ít được Doanh nghiệp lựa chọn vì giá để hiển thị khá cao và sẽ không chính xác lắm về số liệu.

    Mạng tìm kiếm: tiếp cận những người đã biết và có nhu cầu từ mạng hiển thị. Thường được nhiều Doanh nghiệp sử dụng kết hợp với cả Mạng hiển thị để tối ưu hiệu quả (vừa hiển thị chủ động đến người có nhu cầu, vừa hiển thị bị động đến những người sắp có nhu cầu).

    Vậy là mình đã đi qua bài viết giới thiệu cơ bản qua cho bạn về nền tảng Mạng tìm kiếm và Mạng hiển thị. Nếu bạn có chỗ nào chưa rõ có thể Comment lại phía dưới để mình hỗ trợ thêm nhé.

    Hẹn gặp lại ở các bài viết khác trong thời gian sắp tới. 

    Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu Marketing Online cho Sản phẩm hay cần tìm một bên để tư vấn giải pháp thì có thể tham khảo qua Dịch vụ bên mình nhé: https://dichvu.minhduy.blog/

    Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết.

    You Might Also Like

    1 comments

    Liên hệ

    Minhduy.blog là trang Blog cá nhân chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong mảng Digital Marketing cho mọi người. Mình yêu thích và có gần 10 năm kinh nghiệm trong mảng này. Rất mong có thể kết nối và hỗ trợ các bạn gần xa.
    : 0943 127 275
    : minhduybk09@gmail.com
    : Quận GÒ VẤP, Thành Phố Hồ Chí Minh

    Theo dõi trên Facebook